Cụ thể, theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp. (Bộ luật Lao động 2012 hiện hành chỉ quy định người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn mà không cho phép người sử dụng lao động trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp).
Bộ luật Lao động 2019 đã mở rộng hơn hình thức thưởng đối với người lao động so với Bộ luật Lao động 2012, theo đó, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. (Bộ luật lao động 2012 chỉ quy định thưởng là một khoản tiền cụ thể chứ không bao gồm các hình thức khác).
Thêm trường hợp NLĐ được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương
Cụ thể, theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong những trường hợp sau đây:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Như vậy, có thể thấy Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sug thêm 02 trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương, cụ thể là trường hợp bố nuôi chết và mẹ nuôi chết.
Cụ thể, theo Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 thì ngoài hai hình thức hợp đồng lao động như hiện nay là bằng lời nói và bằng văn bản thì từ ngày 01/01/2021, người sử dụng lao động và người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
Theo Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động 2019, NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi “NLĐ nữ mang thai; NLĐ đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi”. Theo đó, khi NLĐ đang có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mà có rơi vào trường hợp bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ cũng không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của mình.
Trước đó, Khoản 3 Điều 155 chỉ quy định: “NSDLĐ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi...”. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp lao động nữ trong lúc đang mang thai hay nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi vẫn bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì lý do khác như thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ theo HĐLĐ chẳng hạn.
Cụ thể, theo Điều 118 Bộ luật Lao động 2019, thì ngoài 5 nội dung bắt buộc phải có trong nội quy lao động như hiện nay, nội quy lao động của doanh nghiệp còn buộc phải có thêm những nội dung sau:
- Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
Hơn nữa, Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 cũng đã bổ sung thêm quy định về việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Trước đây, tại Bộ luật lao động 2012 có nhắc tới hành vi quấy rối tình dục nhưng rải rác tại một số điều khoản với tư cách là một trong những hành vi bị nghiêm cấm và là một trong những căn cứ để người lao động thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn chứ không phải là một trong những hành vi bị kỷ luật sa thải.
Cụ thể, theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, 7 trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước gồm:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo quy định pháp luật.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Theo quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019 người lao động sẽ được nghỉ thêm 01 ngày vào dịp lễ Quốc khánh 02/9 (liền kề trước hoặc sau ngày 02 tháng 9 dương lịch). Theo đó, từ năm 2021, người lao động sẽ được nghỉ tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ, tết hằng năm (theo quy định hiện hành thì người lao động chỉ được nghỉ 01 ngày Quốc Khánh, tổng cộng 10 ngày nghỉ lễ, tết hằng năm).
Tác giả bài viết: Admin (St)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn