Đánh vợ, công chức viên chức có thể bị đuổi việc

Thứ hai - 10/05/2021 14:59
Từ ngày 20/9/2020, công chức, viên chức sẽ áp dụng quy định về xử lý kỷ luật mới theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó khi đánh vợ, công chức viên chức có thể bị đuổi việc.
Ảnh minh hoa Bao luc gia dinh
Ảnh minh hoa Bao luc gia dinh

Đối với công chức

Tại Điều 8 đến Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ, các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội;… được quy định cụ thể như sau:

  • Trường hợp vi phạm lần đầu: Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách;

  • Trường hợp vi vi phạm lần đầu và gây hậu quả nghiêm trọng: Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo;

  • Trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng: Áp dụng hình thức hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

  • Trường hợp có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ: Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức;

  • Trường hợp có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.

Như vậy, từ ngày 20/9/2020, công chức đánh vợ, vi phạm quy định pháp luật vê phòng chống bạo lực gia đình, dân số, hôn nhân và gia đình gây hậu đặc biệt nghiêm trọng sẽ có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất là buộc thôi việc.

Trước ngày 20/9/2020, theo khoản 5 Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức (đã hết hiệu lực từ ngày 20/9/2020) quy định áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc công chức đối với hành vi vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức. Theo đó, không ghi nhận hành vi vi phạm quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình là một trong các hành vi dẫn đến buộc thôi việc công chức.

Đối với viên chức

Tại Điều 16 đến Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội;… cụ thể như sau:

  • Trường hợp vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng: Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách;

  • Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với hành vi vi phạm trên mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu mà gây hậu quả nghiêm trọng: Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo;

  • Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với hành vi vi phạm trên có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng: Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cách chức;

  • Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.

Do đó, từ ngày 20/9/2020, viên chức đánh vợ, vi phạm quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, dân số, hôn nhân và gia đình gây hậu đặc biệt nghiêm trọng có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc.

Trước ngày 20/9/2020, tại khoản 6 Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức (các nội dung về xử lý kỷ luật đã hết hiệu lực từ ngày 20/9/2020) quy định áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc viên chức chức đối với hành vi vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức. Theo đó, không ghi nhận hành vi vi phạm quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình là một trong các hành vi dẫn đến buộc thôi việc viên chức.

Có thể thấy, đây là quy định mới hoàn toàn được áp dụng từ ngày 20/9/2020, theo đó, sẽ áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức khi có hành vi vi phạm quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình. Đặc biệt, có thể áp dụng hình thức xử lý nặng nhất là buộc thôi việc. Quy định này không chỉ góp phần bảo vệ quyền và lợi của người phụ nữ, hỗ trợ trong công tác quản lý phòng, chống bạo lực gia đình mà còn nâng cao chất lượng phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, việc chức.

Lưu ý: Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.

Tác giả bài viết: Admin (ST)

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Khách hàng của chúng tôi

CCG Việt Nam
sdf
sdf sdfd
Xdf
CCG Việt Nam4
Phú Sơn Ltd
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây