Lập di chúc và những điều cần lưu ý
- Thứ tư - 14/12/2016 12:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1698b847c2e4fe98c05adcdc9d420590 L
Lập Di chúc và các vấn đề liên quan cần lưu ý
Di chúc có thể được lập bằng văn bản hoặc bằng miệng và tuân thủ hình thức của một di chúc theo quy định của BLDS. Nếu lập bằng miệng thì sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.
Di chúc được xem là hợp pháp là di chúc tuân thủ quy định tại 652 BLDS:
“1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”
Một di chúc có thể được lập hợp pháp, nhưng một tài sản được định đoạt trong di chúc có thể không có giá trị thi hành, vì bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại điều 669 BLDS đó là “1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.” Những người này được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.